Tag Archives: VINGROUP

Cư dân Times City lại “dậy sóng” về điều kiện PCCC

Ngày 30/9/2013, báo Người tiêu dùng đã ra bài phóng sự về việc tập đoàn VinGroup bàn giao căn hộ Times City nhưng chưa đủ điều kiện về an toàn PCCC.

Image

Image

Image

Cận cảnh “Chuyện làng Times city”

(Theo Tamnhin.net)

Những sản phẩm kém chất lượng được CĐT dự án Times City trang bị trong căn hộ. (ảnh do cư dân cung cấp)
Như Tamnhin.net đã đưa tin về vụ việc “Khách hàng “tố” hàng loạt sai phạm tại dự án Times City” do Công ty CP Nam Hà Nội (thuộc Tập đoàn VinGroup) là chủ đầu tư đã không thực hiện đúng như cam kết trong hợp đồng mua bán ban đầu. Dư luận đặc biệt quan tâm và lên án mạnh mẽ về những vi phạm cũng như những việc làm thiếu minh bạch của chủ đầu tư thời gian này. 
>>Khách hàng tiếp tục “tố” hàng loạt sai phạm tại dự án Times City!Cụ thể, các cư dân tố cáo chủ đầu tư đã không trang bị đầy đủ các vật liệu, thiết bị bên trong như cam kết tại hợp đồng mua bán, lắp đặt trang thiết bị kém chất lượng, không đúng như hợp đồng; tự ý thay đổi hệ thống điều hòa không khí, lan can, khóa và hệ thống chuông chất lượng kém.

Theo thống kê ban đầu, tổng số lên tới 40 hạng mục thiết bị đã bị thay đổi hoặc không trang bị, với tổng thiệt hại gây ra lên tới từ 150 đến 200 triệu/1 căn hộ. Bên cạnh đó, các căn hộ còn bị thay đổi về lan can, độ rộng cửa cũng như số cửa kính, độ rộng và chiều cao của vách kính phòng ngủ, đèn trần và nhiều vật dụng khác liên quan đến nội thất trong nhà…

Theo phản ánh của cư dân tại dự án Times City cho biết, mặc dù mời được đưa vào sử dụng nhưng chung cư Times City của Công ty CP Nam Hà Nội (một công ty thành viên thuộc tập đoàn VinGroup) đã bộc lộ quá nhiều các khiếm khuyết nghiêm trọng khiến cho cư dân rất bất bình, như: Sàn gỗ mới sử dụng đã bị nấm mốc, các cửa sổ, cửa lô gia bị mưa hắt ướt hết sàn, chất lượng nước quá tệ, nước bị rò từ ổ cắm điện,…

Xung quanh vụ việc nêu trên, Tamnhin.net xin cung cấp loạt hình ảnh chứng minh chủ đầu tư dự án Times City đã thay đổi hoặc không trang bị các hạng mục như trong hợp đồng mua bán.

Sàn nhà bị nấm mốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (ảnh do cư dân cung cấp)


Để bảo vệ sức khỏe của mình, gia đình chị H.P quyết định thay toàn bộ sàn nhà mới. (ảnh do cư dân cung cấp)

Trao đổi với PV Tamnhin.net, chị H.P, một cư dân của tòa T2, thuộc dự án Times City vẫn chưa hết choáng váng vì toàn bộ sán gỗ trong căn hộ của chị sau khi lật thử một thanh sàn gỗ thì phát hiện thấy bị nấm mốc, chị tiếp tục lật thử tất cả thì thấy hầu như bị nấm mốc toàn bộ sàn. Ngay sau đó vợ chồng chị đã quyết định thay toàn bộ sàn và còn cảm thấy may mắn vì đã phát hiện kịp thời.

“Sau khi phát hiện thấy sàn nhà bị nâm mốc, tôi đã yêu cầu lập biên bản với Ban quản lý khu đô thị và sắp tới tôi sẽ kiện chủ đầu tư ra tòa vì đã cung cấp sản phẩm độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.”, chị H.P bức xúc nói.


Hình ảnh so sánh giữa nhà mẫu với nhà thực cho thấy sự khác biệt lớn. (ảnh do cư dân cung cấp.)

Khách hàng bất bình trước thực tế một số hạng mục quá kém về chất lượng có thể ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, sức khỏe của người dùng như ổ cắm điện bị rò nước mà không rõ nguyên nhân, hoặc sàn gỗ sau một đêm mưa to bị nước hắt lênh láng khắp mặt sàn, với chất lượng gỗ như hiện tại Chủ đầu tư cung cấp thì việc nấm mốc là chuyện dễ hiểu.

Việc các hạng mục thiết bị đã bị thay đổi hoặc không trang bị hoặc kém chất lượng mà khách hàng tố cáo chủ đầu tư dự án Times City, một dự án mà trong mắt người dân từ khi mới khởi công là một dự án “siêu cao cấp”, khách hàng đã đặt nhiều kỳ vọng cũng như niềm tin vào dự án bao nhiêu thì nay thất vọng bấy nhiêu. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra để lấy lại công bằng cho người dân.?

Còn nữa!

Nguyên Hương 

Khách hàng tiếp tục “tố” hàng loạt sai phạm tại dự án Times City!

Đơn thư tố cáo chủ đầu tư Dự án Times city. ảnh: Nguyên Hương.

Vừa qua, Tamnhin.net đã nhận được đơn thư tố cáo khẩn cấp của đại diện 161 khách hàng mua căn hộ chung cư tại Khu độ thị Times city (tại 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) do Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Nam Hà Nội (thuộc Tập đoàn Vingroup) làm chủ đầu tư.

Tại đơn thư tố cáo của khách hàng mua căn hộ Dự án Times City đã đưa ra hàng loạt các sai phạm nghiêm trọng của chủ đầu tư dự án, cụ thể.

Khi nhận bàn giao nhà nhiều khách hàng hết sức bất bình phát đã hiện căn hộ của mình không đúng với thiết kế cũng như trong hợp đồng mua bán. Cụ thể, trong quá trình thực hiện hợp đồng, và thực tế bàn giao nhà cho thấy có nhiều sai lệch lớn về chất lượng căn hộ, vật liệu, thiết bị lắp đặt bên trong căn hộ thực tế so với căn hộ mẫu và Hợp đồng mua bán ký giữa 2 bên, do vậy nhiều khách hàng đã không đồng ý “nhận bàn giao căn hộ.”

Cụ thể, các cư dân cho rằng, chủ đầu tư đã không trang bị đầy đủ các vật liệu, thiết bị bên trong như cam kết tại hợp đồng mua bán, lắp đặt trang thiết bị kém chất lượng, không đúng như hợp đồng; tự ý thay đổi hệ thống điều hòa không khí, lan can, khóa và hệ thống chuông chất lượng kém. Tổng số lên tới 40 hạng mục thiết bị đã bị thay đổi hoặc không trang bị, với tổng thiệt hại gây ra lên tới từ 150 đến 200 triệu/1 căn hộ. Bên cạnh đó, các căn hộ còn bị thay đổi về lan can, độ rộng cửa cũng như số cửa kính, độ rộng và chiều cao của vách kính phòng ngủ, đèn trần và nhiều vật dụng khác liên quan đến nội thất trong nhà…

Cũng theo đơn thư tố cáo cho biết, Chủ đầu tư đã vi phạm các Quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn về chiếu sáng, tiêu chuẩn an toàn điện như: sau khi thay đổi điều hòa muiti âm trần có cửa cấp gió tươi bằng điều hóa 2 cục gắn với tường có giá trị thấp hơn rất nhiều, chủ đầu tư không có phương án thông gió cho phong ngủ kín (hấu hết các căn hộ đều có phòng ngủ kìn). Như vậy, chủ đầu tư vi phạm nghiêm trọng quy chuẩn xây dựng về thông gió.


Khách hàng tố Chủ đầu tư đã tự ý thay đổi điều hóa không rõ nguồn gốc. ảnh: Nguyên Hương.

Trao đổi với PV Tầm Nhìn, chị H.P khách hàng mua căn hộ tại dự án Times City bức xúc chia sẻ: “Các phòng vệ sinh nhỏ trong các căn hộ không có thoát sàn, điều này gây rất nhiều bất tiện cho chủ sở hữu căn hộ trong quá trình sử dụng và giữ vệ sinh và các thiết bị thuộc khu vực này.”


Các phòng vệ sinh nhỏ trong các căn hộ không có thoát sàn. ảnh: Nguyên Hương.

Chủ đầu tư đã tự ý cắt bỏ không làm hệ thống đèn hắt, cắt bớt số lượng đèn Downlight so với nhà mẫu. “Chúng tôi đã đo đạc và kết quả cho thấy trên thực tế chủ đầu tư lắp đặt hệ thống chiều sáng cho các khu vực: lối cửa vào, phòng vệ sinh nhỏ, phòng ngủ nhỏ, phòng ngủ lớn không đủ tiêu chuẩn chiếu sáng theo quy định.”, một khách hàng bức xúc nói.

Tại một số căn hộ chủ đầu tư lắp ổ cắm điện trên vách nằm trong tủ lạnh tại phòng ngủ lớn, điều này gây khó khăn khi sử dụng thiết bị điện, không đảm bảo an toàn điện theo quy định.

Cũng tại đơn thư tố cáo, khách hàng đã đưa ra sai phạm của chủ đầu tư vi phạm quy định của pháp luật về huy động vốn, cụ thể: chủ đầu tư đã tự gửi thông báo buộc khách hàng mua căn hộ phải thanh toán 30% giá trị còn lại của Hợp đồng và 2% phí bảo trì trước khi nhận bàn giao căn hộ mà không được nghiệm thu căn hộ của mình, nếu không nộp đúng hạn nêu trong thông báo sẽ bị phạt với mức lãi suất lên đến 0.07%/ngày.

Như vậy, chủ đầu tư đã vi phạm nghiêm trọng các quy định tại khoản 1 điều 39 luật nhà ở năm 2005, điều 9 nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ.

Cũng tại đây, khách hàng tố cáo chủ đầu tư vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện đưa nhà chung cư vào quản lý sử dụng, vận hành như: chủ đầu tư từ chối công khai các tài liệu chứng minh nhà chung cư đáo ứng đủ các điều kiện để được đưa vào quản lý sử dụng, vận hành theo quy định trước khi bàn giao căn hộ. Mặt khác chủ đầu tư lại ép buộc khách hàng phải tiếp nhận căn hộ khi chưa đủ điều kiện bàn giao.

“Một trong những điều kiện quan trọng nhất khi bàn giao căn hộ là chủ đầu tư phải đưa ra được giấy chứng nhận về an toàn phòng cháy chữa cháy, tuy nhiên khi tôi nhận bàn giao căn hộ thì chủ đầu tư không đưa ra được giấy chứng nhận này, như vậy chủ đầu tư đã vi phạm nghiêm trọng về điều kiện bàn giao căn hộ.”, chị H.P bức xúc nói.

“Việc làm có dấu hiệu thiếu minh bạch của chủ đầu tư nêu trên nhắm mục đích che đậy các sai phạm trong quá trình thực hiện dự án, huy động vốn của người mua trái pháp luật, thậm chí đe dọa đến sự an toàn của cac cư dân sống tại Times City”, chị H.P nói.

Bên cạnh đó, khách hàng tiếp tục tố chủ đầu tư đã vi phạm quy định của pháp luật và thỏa thuận tai hợp đồng trong việc bàn giao căn hộ; vi phạm nghiêm trọng về luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; vi phạm pháp luật trong cách tính toán diện tích căn hộ.

Đặc biệt, chủ đầu tư đã vi phạm quy định của pháp luật về phí quản lý nhà chung cư như: hầu hết các khách hàng đều chưa đủ điều kiện tiến hành nhập hộ khẩu, chủ đầu tư đã đưa ra mức giá nước sinh hoạt cho tất cả các khách hàng không có hộ khẩu thường trú với mức giá cao là 9.400/m3.

Ngoài ra chủ đầu tư còn thu phí bơm nước lạnh 3.000 đồng/1m3, phí này nằm trong phạm vi kinh phí quản lý vận hành phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định tại khoản 1, điều 17 quyết định số 08/2008/QĐ-BXD, chính vì vậy việc thu phí bơm nước lạnh là vi phạm pháp luật.

Tại đơn thư tố cáo của khach hàng thuộc dự án Times City còn đưa ra 2 vấn đề Vi phạm của chủ đầu tư như: vi phạm quy định của pháp luật về đối tượng mua bán trong hợp đồng;  và vi phạm quy định về quy hoạch đã được phê duyệt.

Trước đó đã có đơn thư của 281 khách hàng mua căn hộ tại dự án Roal City tố cáo Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc thành phố Hoàng Gia thuộc Tập đoàn Vingroup làm Chủ đầu tư. Dựa trên nội dung đơn thư phản ánh của khách hàng mua căn hộ tại dự án đô thị này, doanh nghiệp đã làm trái pháp luật trong việc đưa diện tích cốt chịu lực, hộp kỹ thuật là sở hữu chung vào diện tích bán trong hợp đồng mua bán căn hộ.

Ngày 20/8/2013, Thanh tra Bộ Xây dựng đã ra Quyết định số 214/QĐ-TTr, tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, quản lý chất lượng công trình, hoạt động kinh doanh BĐS và các lĩnh vực liên quan thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng tại khu đô thị thành phố Hoàng Gia (Royal City).

Tuy nhiên, không hiểu vì lí do gì cho tới thời điểm này vẫn chưa có kết quả thanh tra cuối cùng của Bộ Xây dựng.

Tamnhin.net sẽ tiếp tục tìm hiểu thông tin đến bạn đọc về vụ việc!

Nỗi buồn chung cư cao cấp

Nguồn:

http://bolapquechoa.blogspot.com/2013/09/noi-buon-chung-cu-cao-cap.html?spref=fb

Nội dung:

Nam Đô
 
Mâu thuẫn lợi ích giữa cư dân và Chủ đầu tư (CĐT) đã, đang và sẽ là mâu thuẫn lớn nhất tại các khu chung cư cao tầng tại Hà Nội. Sau vụ lùm xùm tại nhiều Chung cư cao cấp (CCCC) bậc nhất thủ đô, như chung cư Lò Đúc, chung cư Pacific Palace (83 Lý Thường Kiệt, Hà Nội  – do CTCP Trung tâm Thương mại Ever Fortune, Singapore làm chủ đầu tư), rồi tiếp theo là hàng loạt những vụ việc tại các chung cư được dán mác mỹ miều là cao cấp, gần đây nhất là Vincom Bà Triệu cho thấy mâu thuẫn ngày càng lớn và phức tạp. Sự lỏng lẻo trong các chế tài, khung pháp lý cùng vai trò chưa rõ nét, quyết liệt của chính quyền địa phương cũng là những nguyên nhân trực tiếp.

 

 

Những sai phạm liên tiếp 

 

 

Nhiều người hẳn còn nhớ sự việc xảy ra tại chung cư Lò Đúc. Những mâu thuẫn kéo dài nhiều năm song đến tận tháng 4.2013, khi Thanh tra Chính phủ vào cuộc và UBND Thành phố Hà Nội trực tiếp chỉ đạo thì những khúc mắc mới phần nào được tháo gỡ. Gần đây, vụ việc xảy ra tại CCCC bậc nhất Hà Nội – Pacific Palace – những mâu thuẫn nảy sinh giữa CĐT và người dân cũng là việc không được đảm bảo những quyền lợi chính đáng. Chẳng hạn, CĐT đã cơi nới phần diện tích sân, hầm và tầng thượng cho thuê kinh doanh, không bố trí phòng sinh hoạt cộng đồng cho dân cư, …
 
Những tưởng sau những việc đó, CĐT của những CCCC khác và chính quyền phải có những động thái tích cực để đảm bảo quyền lợi cho người dân, tránh những mâu thuẫn đáng tiếc xảy ra. Thế nhưng, những sự việc tương tự vẫn liên tiếp xảy ra, mà gần đây nhất, mâu thuẫn tại khu CCCC Vincom Center Bà Triệu là một minh chứng rõ nét.
 
Đây là một trong hai khu chung cư đầu tiên được UBND Quận Hai Bà Trưng công nhận BQT ngày 14.11.2012. Sau những lùm xùm cuối năm 2012 giữa Ban quản trị cũ và Công ty quản lý tòa nhà (Tập đoàn Vingroup) thì tháng 3.2013, UBND Quận Hai Bà Trưng đã đứng ra tổ chức bầu lại Ban quản trị (BQT) mới. 
 
Anh Quân, một cư dân có tuổi từng bỏ phiếu cho Ban quản trị mới chua xót nói: “Những tưởng BQT mới được bầu sẽ mang lại cuộc sống yên ổn cho cư dân, trên cơ sở các bên cùng tôn trọng các quy định của pháp luật nhưng ngày 9.4.2013, Ban quản trị đã gửi ra bản Dự thảo Quy chế lập, quản lý và sử dụng Quỹ bảo trì khu căn hộ với  rất nhiều điểm sai luật. Điển hình là việc Chủ đầu tư không nộp và công khai phần 2% quỹ bảo trì cho khu vực 7 tầng thương mại, các diện tích tầng hầm, tầng 25A và khu vực tầng thượng ước tính lên tới vài chục tỉ đồng. Trong hợp đồng mua bán căn hộ trước đây (mà hầu hết cư dân mua lại căn hộ không ký) và dự thảo này, họ còn đề nghị tách riêng 2 phần Quỹ bảo trì trong cùng một tòa nhà, công khai vi phạm điều 51, Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23.6.2010 của Chính phủ và điều 19, Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28.5.2008 của Bộ Xây dựng”.
 
Cũng liên quan đến Quỹ bảo trì, chị Hòa còn bức xúc hơn: “Với phần Quỹ bảo trì hơn 40 tỉ đồng cư dân đã đóng góp, chúng tôi nhiều lần yêu cầu cho chúng tôi xem bản sao sổ tiết kiệm ngân hàng và sao y sổ phụ, dán công khai trên bảng tin, chứ không phải bản tính toán nội bộ do Chủ đầu tư tự tính toán. Ông Trưởng Ban quản trị hứa đầu tháng 5 sẽ xuất trình nhưng cho tới nay vẫn không thấy đâu cả. Mà đây là tiền của chúng tôi đóng góp khi mua căn hộ chứ không phải tiền của Chủ đầu tư”.
 
Câu chuyện về Quỹ bảo trì chưa kết thúc thì theo phản ánh của cư dân, trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8.2013, BQT lại tiếp tục tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng dịch vụ với Tập đoàn Vingroup với mức phí tăng từ 14.700 đồng/m2 lên 16.500 đồng/m2 trong 9 tháng và 17.300 VND/m2 sau đó, cùng phí nước nóng tăng gần 300% (29.000 đồng/m3 lên 80.000 đồng/m3).
 
Về vấn đề này, anh L, một doanh nhân mua nhà tại đây cho biết: “Bản thân các cư dân sẵn sàng chia sẻ khó khăn với Công ty quản lý, nhưng phải trên cơ sở minh bạch và tôn trọng cư dân. Trong suốt thời gian tổ chức đấu thầu, chúng tôi 5-6 lần gửi đơn kiến nghị yêu cầu công khai cấu thành phí dịch vụ, các tiêu chí dịch vụ, hồ sơ chào thầu của BQT công khai phương pháp tính phí dịch vụ theo hướng dẫn tại Thông tư 37 của Bộ Xây dựng nhưng đến nay vẫn chưa nhận được bất kỳ văn bản nào, hoặc nhận được phúc đáp nhưng mang tính né tránh, không đầy đủ. Phí dịch vụ tại Vincom Bà Triệu hiện nay cao vào hàng đầu nhưng phòng sinh hoạt cộng đồng, bể bơi, phòng gym, phòng đọc sách, khu vui chơi trẻ em… đều không có như những CCCC khác có mức phí tương đương hoặc thấp hơn”.
 
Theo “Đơn kiến nghị” của Luật sư Vũ Đức Long – Công ty Luật Tuệ Tâm đại diện cho cư dân gửi cho BQT và các cấp chính quyền ngày 18.9.2013, việc Ban quản trị tổ chức đấu thầu khi chưa xác định rõ các phần sở hữu riêng, chung, không công khai minh bạch cấu thành phí dịch vụ mới cho cư dân; sau khi tổ chức đấu thầu xong, BQT không tổ chức Hội nghị nhà chung cư để thông qua lựa chọn doanh nghiệp quản lý vận hành theo quy định là vi phạm Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 4.1.2013 của UBND thành phố Hà Nội và Quyết định 08 của Bộ Xây dựng. Việc Công ty quản lý xác nhận đã thay hệ thống nước nóng mới từ năm 2012 và theo tính toán chi phí sản xuất do chính nhà cung cấp khoảng 18.000 VND/m3 (chưa gồm nước lạnh) nhưng lại tăng phí lên 80.000 VND/m3 cũng vi phạm quy định 10% lợi nhuận tối đa đối với Công ty quản lý theo hướng dẫn tại Thông tư 37 của Bộ Xây dựng. Do đó, Hợp đồng cung cấp dịch vụ do BQT ký với Tập đoàn Vingroup – Công ty CP bị vô hiệu, và cư dân không đồng ý chấp nhận đóng phí dịch vụ và phí nước nóng mới là hoàn toàn có cơ sở.
 
Mặc dù vậy, ngày 16.9.2013 và 22.9.2013, BQT và Tập đoàn Vingroup vẫn lần lượt gửi các công văn đe dọa việc ngừng cung cấp dịch vụ nếu cư dân không đóng phí dịch vụ và nước nóng mới như từng xảy ra hồi tháng 2.2013 khiến cư dân vô cùng lo lắng. Trước việc này, bác B, một cư dân cao tuổi có ý kiến: “Chúng tôi không phải là những con rối để nếu Công ty quản lý không tăng được phí thì lại dọa cắt dịch vụ. Trước khi BQT làm đúng quy định của pháp luật và ký được hợp đồng có tính chất pháp lý thì chúng tôi vẫn đóng phí theo Hợp đồng mua bán căn hộ. Chủ đầu tư, BQT, và chính quyền phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc này, không để ảnh hưởng đến an sinh của hàng nghìn cư dân, có thể dẫn đến những mâu thuẫn cao điểm như các CCCC khác gần đây”.
 
Khu thờ cũng xây trên sân thượng là sở hữu chung của cư dân
 
Khi những sự việc tại Vincom Bà Triệu chưa được giải quyết triệt để thì hai khu chung cư hơn 10.000 căn hộ khác của cùng chủ đầu tư là Tập đoàn Vingroup cũng đang bị tố cáo hàng loạt vấn đề dù mới bắt đầu đi vào hoạt động, còn chưa bàn giao xong cho người mua căn hộ.
Trong thời gian cuối tháng 7 và tháng 8, lãnh đạo Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước cũng đã tiếp đoàn công dân đại diện của 218 hộ dân của Dự án Khu đô thị thành phố Hoàng Gia – Royal City – (Nguyễn Trãi, Hà Nội) do Công ty CP Đầu Tư và Phát Triển địa ốc Thành Phố Hoàng Gia làm chủ đầu tư. Tiếp sau đó đến đoàn đại diện của hơn 160 hộ dân tại dự án Times City (Minh Khai, Hà Nội) phản ánh nhiều sai phạm của chủ đầu tư. 
 
Theo nội dung đơn tố cáo của hai khu chung cư, khi chuẩn bị được bàn giao nhà, các khách hàng đã phát hiện nhiều điểm bất cập mâu thuẫn của hợp đồng và nhiều việc làm không đúng của Chủ đầu tư, vi phạm các điều khoản đã cam kết với khách hàng. Cụ thể là Chủ đầu tư tính cả phần diện tích cột, hộp kỹ thuật, tường xây trong phạm vi căn hộ vào phần sở hữu riêng. Với đơn giá trung bình là vài chục triệu đồng/m2 thì mỗi hộ trong hai dự án sẽ có nguy cơ bị Chủ đầu tư thu sai pháp luật cả trăm triệu đồng. Như vậy, hơn 10.000 căn hộ tại Royal City và Times City sẽ có nguy cơ bị Chủ đầu tư thu sai pháp luật hàng nghìn tỉ đồng, kéo theo hệ lụy là các chủ căn hộ có nguy cơ phải nộp phí dịch vụ hàng tháng cho những phần thuộc diện tích sở hữu chung. Chưa kể có thể nảy sinh bất cập trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà vì không thể công nhận quyền sở hữu diện tích thuộc sở hữu chung cho từng căn hộ. Ngoài ra, nhiều hạng mục trong hợp đồng, cam kết của Chủ đầu tư với khách hàng cũng không được thực hiện, không bảo đảm để sử dụng như không có lỗ thoát sàn nhà vệ sinh, đá lát sàn, ốp tường bị biến thành xi măng cát…
 
Mặc dù mới chỉ có số lượng rất ít cư dân chuyển đến sinh sống nhưng cư dân cũng đã tố cáo các nội dung về quản lý và vận hành khu chung cư như thu phí bơm nước lạnh ngoài phạm vi phí dịch vụ, tính phí dịch vụ không công khai minh bạch, giá cao ảnh hưởng đến đời sống cư dân, áp dụng mức phí nước nóng gần 80.000/m3 tương tự như khu chung cư Vincom Center Bà Triệu…
 
Chỉ “chữa” mà chưa “phòng” bệnh
 
 Không đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân là hiện tượng đã xảy ra ở khá nhiều khu chung cư cao tầng tại Hà Nội. Tại nhiều khu chung cư, vấn đề này đã trở thành mâu thuẫn gay gắt giữa chủ đầu tư và người dân. Điều đáng nói là, chỉ đến khi những mâu thuẫn đó trở thành một “căn bệnh nặng” thì mới được cơ quan chức năng vào cuộc xem xét và xử lý, việc ngăn chặn vấn đề từ khi nó chưa xảy ra chưa được quan tâm.
 
Tại chung cư Vincon Bà Triệu, các hộ dân đã nhiều lần gửi đơn lên Ban quản trị đề nghị trả lời các thắc mắc nhưng không được phúc đáp các vấn đề sát sườn nhất. Bức xúc trước những quyền lợi chính đáng của mình không được đảm bảo, tập thể nhiều cư dân đã chính thức gửi đơn lên các Bộ ban ngành nêu rõ những vi phạm của chủ đầu tư với quyền lợi của người dân. Ngày 26.8.2013, Thanh tra Chính phủ đã có công văn số 3357/TDTW gửi UBND thành phố Hà Nội và Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra, xác minh, giải quyết những nội dung cư dân đã nêu, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân. 
 
 

 

Cũng tương tự, khi thấy quyền lợi của mình không được đảm bảo, ngày 21.7.2013, những khách hàng mua căn hộ tại dự án khu đô thị thành phố Hoàng Gia do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc thành phố Hoàng Gia làm chủ đầu tư đã gửi đơn tố cáo chủ đầu tư. Ngày 20.8.2013, Thanh tra Bộ Xây dựng ra quyết định số 214/QĐ-TTr về việc thanh tra Khu đô thị thành phố Hoàng Gia (Royal City) do Công ty cổ phần đầu tư phát triển thành phố Hoàng Gia thuộc tập đoàn Vingroup làm Chủ đầu tư. Theo nội dung Quyết định này, Đoàn thanh tra được lập với việc thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về: quy hoạch xây dựng; quản lý chất lượng công trình, hoạt động kinh doanh bất động sản và các quy định của pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Đồng thời làm rõ những nội dung đơn tố cáo; phát hiện những vướng mắc, tồn tại của cơ chế chính sách pháp luật, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra sai phạm (nếu có), báo cáo Chánh thanh tra, trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng xử lý theo quy định.
 
Lãnh đạo Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư cho biết: Những khiếu nại, tố cáo của khách hàng Royal City và Times City tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, đông người và là điển hình cho dạng mâu thuẫn giữa khách hàng và CĐT. Trước đây, các khiếu nại, tố cáo giữa người dân với chính quyền cơ sở mới tạo nhiều đoàn đông người, phức tạp nhưng thời gian gần đây, các mâu thuẫn không nhỏ giữa CĐT với khách hàng tạo nên khá nhiều đoàn đông người như tập thể B14 Kim Liên, Keangnam… Dạng mâu thuẫn điển hình này cần được các cơ quan thanh tra sớm nhận diện, làm rõ. Bởi lẽ, các sai phạm của CĐT với mức độ nhiều, số lượng lớn, tập trung tại một vài điểm thường gây tổn thất lớn về kinh tế, khó khắc phục nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời và đặc biệt hơn, có thể dẫn đến những hậu quả khó lường về an toàn khu dân cư.

Căng thẳng tiếp tục leo thang tại các dự án chung cư của Tập đoàn Vingroup

Nguồn: Đàn Ông online

Link gốc: Căng thẳng tiếp tục leo thang tại các dự án chung cư của Tập đoàn Vingroup

Trước những đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân về những sai phạm ở các chung cư cao cấp của tập đoàn Vingroup, Thanh tra chính phủ đã chính thức vào cuộc thanh tra các dự án này.

Sau những căng thẳng dai dẳng và ầm ĩ tại chung cư Lò Đúc, một chung cư cao cấp khác tại địa bàn Quận Hai Bà Trưng là Vincom Center Bà Triệu cũng đang nổi lên những vấn đề tương tự: Chủ đầu tư bị tố cáo xây dựng trái phép, không bố trí, bàn giao nhà sinh hoạt cộng đồng, tính sai diện tích căn hộ bao gồm cả cột và hộp kỹ thuật, có dấu hiệu chiếm đoạt, lợi dụng Quỹ bảo trì tới vài chục tỷ, Ban quản trị (BQT) mới được UBND Quận Hai Bà Trưng đứng ra tổ chức bầu lại và công nhận tháng 3/2013 bị tố cáo vi phạm pháp luật, đi ngược lại với lợi ích của cộng đồng cư dân.Hai khu chung cư với hơn 10.000 căn hộ khác của cùng chủ đầu tư là Tập đoàn Vingroup là Royal City (Quận Thanh Xuân) và Times City (Minh Khai) cũng đang bị tố cáo hàng loạt vấn đề dù đang bàn giao cho người mua căn hộ. Thanh tra chính phủ đã chính thức vào cuộc tại cả ba khu chung cư và hiện dự án Royal City đang chờ kết luận của đoàn thanh tra Bộ xây dựng.

Mâu thuẫn ngày càng căng thẳng tại Chung cư Vincom Center Bà Triệu

Khoảng 1 năm trở lại đây, mâu thuẫn tại khu CCCC nổi tiếng Vincom Center Bà Triệu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi, mà theo miêu tả của nhiều cư dân thì nơi đây đang giống như một “quả bom nổ chậm” và giọt nước cũng sắp sửa tràn ly.


Vincom Center Bà Triệu
Theo phản ánh của cộng đồng cư dân, trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2013, Ban quản trị mới được UBND Quận Hai Bà Trưng công nhận tháng 3/2013 đã tổ chức đấu thầu đơn vị cung cấp dịch vụ khi không công bố hồ sơ mời thầu chi tiết cho cư dân, không nêu rõ các tiêu chí dịch vụ, phương pháp tính phí dịch vụ theo Thông tư 37 của Bộ xây dựng, đấu thầu khi chưa xác định rõ sở hữu riêng chung (một trong những ví dụ là Vincom Bà Triệu chưa được bàn giao nhà sinh hoạt cộng đồng) và các nguồn thu khác (ví dụ từ tầng hầm gửi xe), …Việc không minh bạch này đẩy phí dịch vụ tăng lên mức trần (từ 14.700 VND/m2 lên 16.500 VND/m2 và 17.3000 VND/m2 sau 9 tháng, nước nóng tăng từ 29.000 VND/m3 lên 80.000 VND/m3) một cách không minh bạch. Nghiêm trọng hơn là việc ký hợp đồng dịch vụ được tiến hành khi chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư để thông qua theo quy định của pháp luật. Cư dân 6 lần có văn bản đề nghị làm rõ các vấn đề cấu thành phí dịch vụ, phương pháp xác định phí dịch vụ và đề nghị tổ chức Hội nghị chung cư giải trình và thông qua, nhưng Ban quản trị đều không thực hiện.

Bác B, một cư dân từng giữ nhiều trọng trách tại Chính phủ lo lắng “BQT cũ vừa được bầu lên được vài tháng, Quận vừa công nhận ráo mực đã bãi nhiệm. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi BQT cũ làm sai những gì thì không ai trả lời được, thanh tra cũng không có, chỉ mau mau dựng lên một BQT mới. Bây giờ BQT mới công khai làm sai luật thì không ai bận tâm, lo cho cuộc sống của cư dân. Chúng tôi sống ở CCCC sẵn sàng đóng phí dịch vụ cao nhưng phải minh bạch. Mấy năm nay chúng tôi không được lau kính tòa nhà, không xịt côn trùng, dịch vụ bị cắt giảm trong khi so với các CCCC khác thì Vincom Bà Triệu chỉ có các tiện ích rất cơ bản, không hơn CCCC The Manor nhưng đấu thầu lại họ chỉ còn gần 9.000/m2, tại sao lại như vậy?”

Bức xúc trước những việc làm sai trái của Chủ đầu tư và Ban quản trị, tập thể nhiều cư dân tại Chung cư Vincom Bà Triệu đã chính thức thuê luật sư để bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời gửi công văn tố cáo lên các Bộ ban ngành, và ngày 26/8/2013, Thanh tra chính phủ đã có công văn số 3357/TDTW gửi UBND Thành phố Hà Nội và Bộ xây dựng đề nghị kiểm tra, xác minh, giải quyết 6 nội dung:

1.    Xây dựng trái phép vượt quá quy định theo giấy phép xây dựng số 112/GPXD của Sở xây dựng và được trích lại trong Sổ Hồng (khu căn hộ từ tầng 8 đến 25), phát sinh thêm tầng 25A và khu thờ cúng riêng trên sân thượng, xây chiếm hành lang một số tầng trong diện tích sở hữu chung của tòa nhà gây ảnh hưởng đến kết cấu tòa nhà.

2.    Chủ đầu tư tính cả diện tích cột, hộp kỹ thuật vào diện tích sàn thuộc sở hữu riêng của căn hộ, trái với quy định của pháp luật. Việc này dẫn tới người mua căn hộ phải nộp tiền cho cả 2 loại diện tích riêng và chung, đồng thời hàng tháng vẫn phải đóng phí quản lý dịch vụ cho phần cột và hộp kỹ thuật này.

3.    Không bố trí, bàn giao phần diện tích nhà sinh hoạt cộng đồng cho cư dân theo quy định, gây khó khăn và ảnh hưởng sinh hoạt chung.

4.    Không nộp Quỹ bảo trì cho diệntích khu thương mại (từ tầng 1-7) và diện tích ba tầng hầm; không bàn giao Quỹ bảo trì cư dân đã đóng góp cho BQT dưới hình thức đồng chủ tài khoản; không công khai, minh bạch việc sử dụng Quỹ bảo trì theo quy chế tài chính, dẫn đến việc chiếm đoạt, lợi dụng hàng chục tỷ đồng Quỹ bảo trì.

5.    Việc bãi nhiệm BQT cũ và thành lập BQT mới tháng 3/2013 có nhiều sai phạm, dẫn đến nhiều mâu thuẫn, bất bình trong nội bộ khu chung cư. BQT mới không vì quyền lợi của cộng đồng cư dân, từ khi UBND Quận Hai Bà Trưng công nhận đã soạn thảo hàng loạt các văn bản, thông báo vi phạm quy định pháp luật như Dự thảo Quỹ bảo trì, tăng phí dịch vụ, phí nước nóng, …

6.    BQT mới có những sai phạm trong việc quản lý và vận hành nhà chung cư như: Chưa xác định rõ các yếu tố cấu thành giá dịch vụ nhà chung cư (các nguồn thu bù chi, các khu vực sở hữu riêng, chung, …), không tổ chức Hội nghị nhà chung cư thông qua đã tiến hành đấu thầu, lựa chọn Tập đoàn Vingroup làm công ty quản lý; phí dịch vụ tăng cao bất thường, thậm chí vượt trần của UBND thành phố Hà Nội quy định; Tăng phí nước nóng bất thường tới gần 300% trong khi đây là hệ thống thuộc sở hữu chung của tập thể cư dân. Chi phí sản xuất chỉ vào khoảng 20.000 đồng/m3 (chưa bao gồm nước lạnh), vi phạm Thông tư 37 của Bộ xây dựng về lợi nhuận định mức tối đa của đơn vị quản lý là 10%.

Khi Công ty quản lý gửi phiếu thu tăng phí dịch vụ ngày 12/9/2013 và BQT có công văn gửi cư dân khuyến cáo khả năng cắt dịch vụ nếu cư dân không đóng theo phí mới thì ngày 18/9/2013, Luật sư Vũ Đức Long – Công ty Luật Tuệ Tâm cũng đã có văn bản phúc đáp nêu ý kiến và bảo vệ quyền lợi chính đáng của cư dân, cũng như khuyến cáo các hậu quả nghiêm trọng xảy ra nếu cư dân bị cắt dịch vụ thiết yếu.

Như vậy, với những diễn biến hiện nay tại Chung cư Vincom Center Bà Triệu, cùng với những bức xúc của cư dân thì một kịch bản tương tự tại Chung cư Lò Đúc và Pacific Palace có lẽ sẽ xảy ra một sớm một chiều.

Dự án Times City và Royal City: Chưa bàn giao xong căn hộ đã bị tố cáo.

Trong thời gian cuối tháng 7 và tháng 8, lãnh đạo Trụ sở Tiếp Công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước cũng đã tiếp đoàn công dân đại diện của 218 hộ dân của Dự án Khu đô thị thành phố Hoàng Gia (Royal City), và sau đó đến đoàn đại diện của hơn 160 hộ dân tại dự án Times City phản ánh nhiều sai phạm của chủ đầu tư (CĐT) thuộc tập đoàn Vingroup.


Thành phố Hoàng Gia Royal City
Theo nội dung đơn tố cáo của hai khu chung cư, khi chuẩn bị được bàn giao nhà, các khách hàng đã phát hiện nhiều điểm bất cập mâu thuẫn của hợp đồng và nhiều việc làm không đúng của CĐT, vi phạm các điều khoản đã cam kết với khách hàng. Cụ thể là CĐT tính cả phần diện tích cột, hộp kỹ thuật, tường xây trong phạm vi căn hộ vào phần sở hữu riêng. Với đơn giá trung bình là vài chục triệu đồng/m2 thì mỗi hộ trong hai dự án sẽ có nguy cơ bị CĐT thu sai pháp luật cả trăm triệu đồng. Như vậy, hơn 10.000 căn hộ tại Royal City và Times City sẽ có nguy cơ bị CĐT thu sai pháp luật hàng nghìn tỷ đồng, kéo theo hệ lụy là các chủ căn hộ có nguy cơ phải nộp phí dịch vụ hàng tháng cho những phần thuộc diện tích sở hữu chung. Chưa kể có thể nảy sinh bất cập trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà vì không thể công nhận quyền sở hữu diện tích thuộc sở hữu chung cho từng căn hộ. Ngoài ra, nhiều hạng mục trong hợp đồng, cam kết của CĐT với khách hàng cũng không được thực hiện. Cụ thể là tại dự án Royal City, không có hạng mục vườn treo, nhiều chi tiết trong từng căn hộ không bảo đảm để sử dụng như không có lỗ thoát sàn nhà vệ sinh, đá lát sàn, ốp tường bị biến thành xi măng cát…Mặc dù mới chỉ có số lượng rất ít cư dân chuyển đến sinh sống, nhưng cư dân cũng đã tố cáo các nội dung về quản lý và vận hành khu chung cư như thu phí bơm nước lạnh ngoài phạm vi phí dịch vụ, tính phí dịch vụ không công khai minh bạch, giá cao ảnh hưởng đến đời sống cư dân, áp dụng mức phí nước nóng gần 80.000/m3 tương tự như khu chung cư Vincom Center Bà Triệu, …

Thanh tra chính phủ vào cuộc; Bộ xây dựng thanh tra dự án Royal City

Sau khi Thanh tra chính phủ lần lượt có Công văn gửi Bộ xây dựng và UBND Thành phố Hà Nội đề nghị làm rõ các nội dung cư dân tố cáo tại cả 3 dự án của Tập đoàn Vingroup tại Hà Nội, ngày 20/8/2013, Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có quyết định số 214/QĐ-TTr về việc thanh tra Khu đô thị thành phố Hoàng Gia (Royal City) do Công ty cổ phần đầu tư phát triển thành phố Hoàng Gia thuộc tập đoàn Vingroup làm Chủ đầu tư.

Theo nội dung Quyết định này, Đoàn thanh tra được lập với việc thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về: quy hoạch xây dựng; quản lý chất lượng công trình, hoạt động kinh doanh bất động sản và các quy định của pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Đồng thời làm rõ những nội dung đơn tố cáo ngày 21/7/2013 của những khách hàng mua căn hộ tại dự án khu đô thị thành phố Hoàng Gia do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc thành phố Hoàng Gia làm chủ đầu tư; phát hiện những vướng mắc, tồn tại của cơ chế chính sách pháp luật, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra sai phạm (nếu có), báo cáo Chánh thanh tra, trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng xử lý theo quy định.

Lãnh đạo Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư cho biết: Những khiếu nại, tố cáo của khách hàng Royal City và Times City tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, đông người và là điển hình cho dạng mâu thuẫn giữa khách hàng và CĐT. Trước đây, các khiếu nại, tố cáo giữa người dân với chính quyền cơ sở mới tạo nhiều đoàn đông người, phức tạp nhưng thời gian gần đây, các mâu thuẫn không nhỏ giữa CĐT với khách hàng tạo nên khá nhiều đoàn đông người như tập thể B14 Kim Liên, Keangnam…

Dạng mâu thuẫn điển hình này cần được các cơ quan thanh tra sớm nhận diện, làm rõ. Bởi lẽ, các sai phạm của CĐT với mức độ nhiều, số lượng lớn, tập trung tại một vài điểm thường gây tổn thất lớn về kinh tế, khó khắc phục nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời và đặc biệt hơn, có thể dẫn đến những hậu quả khó lường về an toàn khu dân cư.

VinGroup đang bán chung cư cao cấp hay sản phẩm độc hại?

(Times City Community): Mặc dù mời được đưa vào sử dụng nhưng chung cư Times City của Công ty CP Nam Hà Nội (một công ty thành viên thuộc tập đoàn VinGroup) đã bộc lộ quá nhiều các khiếm khuyết nghiêm trọng khiến cho cư dân rất bất bình, như: Sàn gỗ mới sử dụng đã bị nấm mốc, các cửa sổ, cửa lô gia bị mưa hắt ướt hết sàn, chất lượng nước quá tệ, nước bị rò từ ổ cắm điện,…

Trao đổi với chúng tôi, chị H.P, một cư dân của tòa T2, thuộc dự án Times City vẫn còn chưa hết choáng váng, chị P cho biết, sau khi lật thử một thanh sàn gỗ thì chị phát hiện bị nấm mốc, chị bèn lật thử tất cả thì thấy hầu như bị nấm mốc toàn bộ sàn, ngay sau đó vợ chồng chị đã quyết định thay toàn bộ sàn và còn cảm thấy may mắn vì đã phát hiện kịp thời. Chị P cũng chia sẻ thêm: Chị đã lập biên bản với Ban quản lý khu đô thị và sắp tới chị sẽ kiện chủ đầu tư ra tòa vì đã cung cấp sản phẩm độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Ảnh chúng tôi ghi được tại nhà chị H.P

Image

Image

Image

Sàn gỗ của một số căn hộ khác cũng bị mốc:

Image

Image

 

1173837_590880847638421_690349454_n 1239972_590880867638419_1476509707_n

Khác với chi P, thì anh P.H, một cư dân tại tòa T5 đã tá hỏa khi phát hiện lõi lọc của thiết bị lọc nước nhà anh bị đen sì mặc dù anh mới sử dụng chưa được một tháng, điều này cũng có nghĩa rằng, các cư dân không sử dụng các thiết bị lọc nước đang dùng một nguồn nước rất không đảm bảo chất lượng. Hiện nay nguồn nước này đang được chúng tôi đưa đi xét nghiệm các thành phần và sẽ công bố trong thời gian tới.

Image

Image

Một số cư dân khác mà chúng tôi tiếp xúc còn cho biết thêm ngoài các vấn đề nêu trên thì họ còn phát hiện ra một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, sức khỏe của người dùng như ổ cắm điện bị rò nước mà không rõ nguyên nhân, hoặc sàn gỗ sau một đêm mưa to bị nước hắt lênh láng khắp mặt sàn, với chất lượng gỗ như hiện tại Chủ đầu tư cung cấp, điều gì đảm bảo sàn sẽ không bị nấm sau khi bị nước ngâm như vậy?

Image

Image

Image

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn VinGroup từng phát biểu rằng, ông sẽ là người đầu tư bán được hàng khi thị trường Bất động sản hồi phục. Tuy nhiên thực tế có bao nhiêu người sẽ tin lời ông nếu họ nhìn thấy tận mắt những sản phẩm mà ông đã cung cấp cho các khách hàng của mình, những người đã tin vào uy tín của VinGroup để mua hàng, những người đã góp phần giúp ông trở thành tỉ phú đô la đầu tiên của Việt Nam?

Và với những dẫn chứng ở trên, chúng ta sẽ dễ dàng có câu trả lời, chung cư mà VinGroup cung cấp là chung cư cao cấp hay chỉ là một sản phẩm độc hại, kết quả của lối làm ăn tùy tiện, lừa dối, bất chấp mọi thủ đoạn với mục đích cuối cùng là lợi nhuận.

Ngày 8/9/2013: Tan hoang nơi sập cần cẩu tại Times City gây ảnh hưởng đến 13 hộ gia đình

Tin gốc:

Tan hoang nơi cần cẩu sập làm 13 nhà bị ảnh hưởng

Tan hoang nơi cần cẩu sập làm 13 nhà bị ảnh hưởng

Nội dung:

(Thethaovanhoa.vn) – Chiếc cần cầu dài hàng chục mét đổ xuống từ độ cao của tòa nhà 30 tầng khiến ít nhất 3 ngôi nhà thiệt hại nặng, gần 10 ngôi nhà khác ảnh hưởng nhẹ và một bà mẹ bị thương. Khung cảnh khu vực tan hoang.

Chùm ảnh ghi nhận tại hiện trường của phóng viên Thethaovanhoa.vn:

Vào khoảng 12h trưa ngày 8/9, một vụ sập cần cẩu đã khiến cả khu dân cư ngõ 622 Minh Khai, thuộc tổ 86 phường Vĩnh Tuy kinh động. Chiếc cần cẩu dài hàng chục met rơi từ khu vực đang thi công tòa nhà 30 tầng cạnh đó đổ vắt ngang sang hai dãy nhà

Một mảnh sắt của chiếc cần cẩu văng sang phía nhà 131, chọc thủng mái

Đây là khu vực phòng ngủ của nhà chị Phương Thị Hương, 36 tuổi. Chị cho biết, mình vừa ăn cơm và dọn dẹp xong, đang bế con thì không biết từ đâu một thanh thép rơi xuống, văng thẳng vào chân

Sự việc khiến đầu gối chị bị rách một mảng lớn, máu chảu nhiều và chị lập tức được đưa đi cấp cứu. Rất may, con nhỏ của chị Phương không sao. Cá nhân chị sau khi được khâu khoảng 10 mũi cũng được bác sĩ cho về

Trong khi đó nhà 129 bị cạnh của chiếc cần cẩu đập vào thủng một lỗ lớn, gạch vữa bay tứ tung khắp nhà

Từ ngôi nhà này, nhìn qua lỗ thủng có thể thấy toàn bộ khung cảnh vụ việc. Anh Hải chủ nhà cho biết, rất may nhà chỉ có một người ở nhà và đang dọn dẹp bên dưới nên không bị ảnh hưởng

Nặng nhất là 3 căn nhà đối diện bị cần cẩu đổ trực tiếp lên nóc nhà

Toàn bộ các vật dụng nằm trên khu vực nóc nhà đều bị hư hỏng hoàn toàn

Một mô tơ của cần cẩu rơi thủng nóc một nhà khác tạo nên một lỗ lớn trên mái tôn

Dấu tích còn lại là động cơ và một số bộ phận khác của cần cẩu

Ngay sau khi sự việc xảy ra, phía đơn vị thi công lập tức điều phương tiện và nhân công đến hiện trường tháo dỡ chiếc cần cẩu bị đổ

Hàng chục công nhân tại công trường đã được huy động để xử lý nhanh tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc khác

Sau khoảng 3 tiếng đồng hồ tính từ thời điểm sập, toàn bộ khung cần cẩu làm hỏng nhà dân đã được di dời khỏi hiện trường

Bên trong công trường xây dựng, đội ngũ kỹ thuật khẩn trương tháo các khớp cần cẩu. Một số khác dùng máy cắt, máy xì để chia các đoạn cần cẩu hỏng ra thành từng đoạn ngắn

Được biết chiếc cần cẩu này nhằm phục vụ cho việc hoàn thiện toàn nhà 30 tầng đã được xây cơ bản xong

Hiện tòa nhà sắp được lắp đặt các bể chưa nước trên nóc. Tuy nhiên, vụ sập cần cẩu đã khiến phần lớn số bể nước đang được để dưới chân tòa nhà hư hỏng hoàn toàn

Cho đến khoảng 17h chiều ngày 8/9, khu vực xảy ra tai nạn đã được thu dọn

Đội công nhân hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại cũng đã được rút về

Phía chính quyền địa phương đã có mặt từ rất sớm ghi nhận hiện trường, làm việc với nạn nhân

Toàn cảnh khu vực công trường đang xây dựng nơi xảy ra vụ việc

Báo nước ngoài BBC đưa tin: Dự án của Vingroup bị thanh tra

Ngày 28/8/2013, báo BBC Vietnamese đã đưa tin về sự việc Thanh tra tại dự án Royal City do VinGroup làm chủ đầu tư.

Link gốc:

Dự án của Vingroup bị thanh tra

Tin bài liên quan:

Hàng loạt báo chí đưa tin về vụ việc Bộ xây dựng thanh tra dự án Royal City

Vingroup giải thích về cách tính diện tích căn hộ Royal City

NỘI DUNG:

Royal City là một trong những dự án lớn nhất của Vingroup

Dự án khu đô thị Royal City do một công ty con của Vingroup thi công và quản lý sẽ bị Bộ Xây dựng tiến hành điều tra để làm rõ các cáo buộc sai phạm từ phía khách hàng.

Royal City là dự án tổ hợp đô thị do Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc thành phố Hoàng Gia, một công ty thuộc Tập đoàn Vingroup, thi công và quản lý. Theo quyết định được Thanh tra Bộ Xây dựng ký ngày 20/8 mà BBC có trong tay, đoàn thanh tra đã được giao nhiệm vụ “thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về: quy hoạch xây dựng; quản lý chất lượng công trình, hoạt động kinh doanh bất động sản và các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng tại khu đô thị Royal City”. Ngoài ra, đoàn thanh tra gồm bảy người còn có trách nhiệm “làm rõ những nội dung trong đơn tố cáo ngày 21/7/2013 của những khách hàng mua căn hộ tại dự án khu đô thị Royal City …” Văn bản này cũng cho biết trưởng đoàn thanh tra là ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng. Điểm đáng chú ý là nhiều báo trong nước đã có một số bài viết liên quan đến vụ việc, như bài “BấmVingroup giải thích về cách tính diện tích căn hộ Royal City” trên gafin.vn hoặc “BấmBộ xây dựng lập đoàn thành tra Royal City” trên báo Đất Việt. Nhưng đến sáng 28/8 thì đã không còn vào được.

‘Ăn gian’ diện tích?

Trước đó, ngày 21/7, nhiều khách hàng mua căn hộ tại khu đô thị Royal City đã gửi đơn lên các cơ quan có thẩm quyền khiếu nại về việc “chủ đầu tư khu căn hộ khu đô thị Royal City tính diện tích căn hộ bao gồm hộp kỹ thuật, cột chịu lực trái quy định của Pháp luật.” Trong Bấmđơn khiếu nại, những người này tố cáo chủ đầu tư đã đưa diện tích cột chịu lực, hộp kỹ thuật, mà họ cho là sở hữu chung, vào diện tích bán trong hợp đồng mua bán căn hộ, khiến nhiều khách hàng phải trả dư hàng trăm triệu đồng. “Các cột đều nằm trọn trong các căn hộ và chiếm diện tích rất lớn. Trung bình kích thước cạnh của cột là 1,27m. Mỗi hộ đều có từ 2 đến 6 cột trong nhà chưa kể hộp kỹ thuật và tường chịu lực khoảng từ 2 đến 7,8 m2,” lá đơn này viết.

Các hộ dân tại Royal City cũng đã cử đại diện lên trụ sở tiếp dân tại Hà Nội để khiếu nại hồi đầu tháng 8

“Tính ra tiền với đơn giá trung bình là 40 triệu/m2 thì mỗi hộ trong Royal City sẽ có nguy cơ bị chủ đầu tư thu sai pháp luật hàng trăm triệu đồng.” BBC đã tìm cách liên lạc với Vingroup nhưng không được. Mặc dù đã bị xóa khỏi trang gafin.vn, Bấmmột bài viết dẫn lời giải thíchcủa đại diện Vingroup về cách tính diện tích căn hộ vẫn còn được lưu trữ trên trang wordpress do cộng đồng cư dân tại Time City (một dự án khác do Vingroup sở hữu) lập ra. Bài viết này dẫn lời bà Mai Hương Nội, Phó tổng giám đốc thường trực Vingroup, nói “quy định về cách tính diện tích sàn căn hộ được chủ đầu tư và khách hàng thỏa thuận tại Điều 1.2 của Hợp đồng mua bán”. “Theo đó, các bên đã thỏa thuận theo phương thức tính theo kích thước từ tim tường chung và tim tường bao ngoài căn hộ, phù hợp với quy định của Thông tư số 16/2010/TT-BXD … của Bộ xây dựng.” Chi tiết nói cách tính diện tích sàn căn hộ đã được sự đồng ý của hai bên trong bài viết này cũng xuất hiện trong đơn khiếu nại của các cư dân Royal City. Tuy nhiên, phía khiếu nại cho biết vì “uy tín” của Vingroup và vì năm 2010 là lúc thị trường bất động sản ‘cầu nhiều hơn cung’ nên đã ký mà “không hề đọc trước” hợp đồng do chủ đầu tư soạn sẵn. Các cư dân Royal City cũng cho rằng hợp đồng đã vi phạm điều 49, Nghị định 71/2010/NĐ-CP của chính phủ, trong đó quy định rõ “cột chịu lực, hộp kỹ thuật là phần diện tích thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư.” Bản khiếu nại từ những khách hàng của Royal khép lại bằng việc yêu cầu các cơ quan nhà nước “can thiệp và buộc” chủ đầu tư “không tính diện tích thuộc sở hữu chung là diện tích cột, hộp kỹ thuật vào diện tích sàn căn hộ.”

Dự án nghìn tỷ

Royal City là một trong ba dự án đô thị lớn nhất của Vingroup, tập đoàn kinh tế có tổng giá trị tài sản xếp hàng đầu tại Việt Nam. Với tổng mức đầu tư hơn 18 nghìn tỷ đồng (Vingroup chiếm 98,36% tỷ lệ lợi ích), tổng diện tích hơn 120 nghìn mét vuông, Vingroup đã tuyên bố đây sẽ là khu trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam khi hoàn thành. Tính đến ngày 30/6, tổng giá trị tài sản của Vingroup đạt 58.538 tỷ đồng, tăng hơn 2.700 tỷ đồng so với cuối năm 2012, nhờ doanh thu từ các dự án Royal City, Times City, Vincom Village. Hồi cuối tháng Năm, quỹ đầu tư danh tiếng Warburg Pincus đã đồng ý mua lại khoảng 20% Vincom Retail, công ty thành viên của Vingroup với giá 200 triệu đôla, mức đầu tư lần đầu (first-time investment) lớn nhất của một nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng, là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2013 của tạp chí Forbes.

Báo Đảng đưa tin: Nhiều khách hàng không nhận bàn giao căn hộ tại chung cư Times City

Ngày 29/8/2013 Báo Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa tin: Nhiều khách hàng không nhận bàn giao căn hộ tại chung cư Times City 

Link gốc: Nhiều khách hàng không nhận bàn giao căn hộ tại chung cư Times City 

NỘI DUNG:

(ĐCSVN) – Bỏ ra nhiều tỷ đồng để mua căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City (tại 458, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) do Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Nam Hà Nội làm chủ đầu tư, nhưng khi bàn giao nhà, nhiều khách hàng phát hiện căn hộ của mình không đúng như thiết kế và hợp đồng mua bán.

Theo các khách hàng mua căn hộ chung cư tại khu đô thị Times City, mong muốn có căn hộ chung cư chất lượng cao để sinh sống ổn định, họ đã ký kết hợp đồng mua nhà trong khu đô thị Times City do Công ty cổ phần phát triển Đô thị Nam Hà Nội làm chủ đầu tự. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng và bàn giao nhà, người dân phát hiện chủ đầu tư đã có nhiều sai phạm lớn về chất lượng, vật liệu, thiết bị lắp đặt trong căn hộ so với bản mẫu và hợp đồng mua bán đã ký giữa hai bên. Do đó, nhiều hộ đã không đồng ý “nhận bàn giao căn hộ”.

 

 

 Cửa sổ theo thiết kế có nan dày, chắc chắn (bên trái) và cửa sổ có nan thưa,
 lỏng lẻo của căn hộ đã hoàn chỉnh (bên phải).  Ảnh: PV
 

Cụ thể, các cư dân cho rằng, chủ đầu tư đã không trang bị đầy đủ các vật liệu, thiết bị bên trong như cam kết tại hợp đồng mua bán, lắp đặt trang thiết bị kém chất lượng, không đúng như hợp đồng; tự ý thay đổi hệ thống điều hòa không khí, lan can, khóa và hệ thống chuông chất lượng kém. Tổng số lên tới 40 hạng mục thiết bị đã bị thay đổi hoặc không trang bị, với tổng thiệt hại gây ra lên tới từ 150 đến 200 triệu/1 căn hộ. Bên cạnh đó, các căn hộ còn bị thay đổi về lan can, độ rộng cửa cũng như số cửa kính, độ rộng và chiều cao của vách kính phòng ngủ, đèn trần và nhiều vật dụng khác liên quan đến nội thất trong nhà…

 

Cũng theo các hộ dân cho biết: Khi bán nhà, chủ đầu tư đã tính cả phần diện tích các cột hộp kỹ thuật vào diện tích sử dụng chung của mỗi căn hộ. Mỗi căn hộ phải chịu trung bình 4m2 cột hộp kỹ thuật. Như vậy, mỗi hộ phải chi thêm từ 120 đến 150 triệu đồng cho diện tích trên và phần diện tích này không sử dụng được. Chủ đầu tư còn tự ý thay đổi thiết kế, không đảm bảo lưu thông không khí trong các phòng của căn hộ, gây ảnh hưởng không tốt đến công năng sử dụng và sức khỏe của mọi người khi sống tại các căn hộ trên.

Hiện nay, đã có một số hộ dân đến ở, nhưng Ban quản lý tòa nhà thông báo và yêu cầu các hộ dân phải có hộ khẩu tại tòa nhà chung cư thì được áp dụng mức giá dịch vụ và giá nước sinh hoạt thấp hơn. Còn đối với những hộ chưa kịp chuyển hộ khẩu về căn hộ thì áp mức giá cao hơn gấp nhiều lần một cách bất hợp lý, gây bức xúc cho các hộ dân.

 

 

 Cửa ra vào có 4 cánh rộng rãi theo thiết kế (bên trái) và cửa ra vào 
chỉ có 2 cánh nhỏ hẹp của căn hộ đã hoàn chỉnh (bên phải).  Ảnh: PV

Cũng theo các hộ dân, họ đã nhiều lần gửi đơn đề nghị chủ đầu tư có biện pháp giải quyết phù hợp. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Nam Hà Nội vẫn chưa tổ chức đối thoại với các hộ dân để giải quyết những nội dung trên.

 

Do đó, các hộ dân đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng khiếu nại. Ngày 16/8/2013, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã ban hành Công văn số 3253/TDTW gửi Bộ Xây dựng nêu rõ, đây là nội dung khiếu nại liên quan đến các quy định trong xây dựng, đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra, xem xét, có biện pháp giải quyết phù hợp, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các hộ dân./.

Hà Nội: Khách hàng “tố” chung cư Times City thay đổi thiết kế

Tin bài liên quan:
NỘI DUNG:
Ngày 28/8/2013, trên trang chủ Báo Gia Đình Việt Nam đã đưa tin sự việc Khách hàng tố chung cư Times City thay đổi thiết kế
Gia dinh Viet Nam - Times City 2
Bài báo cho biết:
(GĐVN) Bỏ ra nhiều tỷ đồng để mua căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City (tại 458, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) do công ty cổ phần phát triển Đô thị Nam Hà Nội làm chủ đầu tư. Tuy nhiên gần đây, khi nhận giao nhà, nhiều khách hàng phát hiện căn hộ của mình thực tế đã có sự thay đổi nhiều so với thiết kế và hợp đồng mua bán nhà đã ký.

Mặc dù hai bên đã có những buổi làm việc, nhưng vẫn không đạt được kết quả nên khách hàng tiếp tục khiếu nại lên các cơ quan chức năng.

người dân tố
Khách hàng Times City đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của mình

Trong đơn tố cáo của 16 công dân đại diện cho 161 hộ dân là khách hàng mua căn hộ chung cư tại khu đô thị Times City gửi đến cơ quan báo chí phản ánh, với hi vọng có căn hộ chung cư chất lượng cao để sinh sống ổn định, họ đã ký kết hợp đồng mua nhà trong khu đô thị Times City do công ty cổ phần phát triển Đô thị Nam Hà Nội làm chủ đầu tự. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng và bàn giao nhà, người dân phát hiện chủ đầu tư đã có nhiều sai phạm lớn về chất lượng, vật liệu, thiết bị lắp đặt trong căn hộ so với bản mẫu và hợp đồng mua bán đã ký giữa hai bên, do đó nhiều hộ đã không đồng ý “nhận bàn giao căn hộ”.

Theo đó, các cư dân cho rằng, chủ đầu tư đã tự ý thay đổi, hoặc không trang bị đầy đủ các vật liệu, thiết bị bên trong như cam kết tại hợp đồng mua bán. Không đúng về chất liệu và hàng sản xuất trong hợp đồng. Tổng số lên tới 40 hạng mục thiết bị bị thay đổi hoặc không trang bị, với tổng thiệt hại gây ra từ 150 đến 200 triệu/1 căn hộ. Các căn hộ tòa nhà này bị thay đổi về lan can, độ rộng cửa cũng như số cửa kính, độ rộng và chiều cao của vách kính phòng ngủ, đèn trần và nhiều vật dụng khác liên quan đến nội thất trong nhà…

Theo các hộ dân, những nội dung khiếu nại trên các công dân đã nhiều lần gửi đơn đến chủ đầu tư và đề nghị chủ đầu tư cùng với các hộ dân có biện pháp giải quyết phù hợp tuy nhiên công ty cổ phần phát triển Đô thị Nam Hà Nội không có tinh thần hợp tác, đối thoại với các hộ dân để giải quyết những nội dung trên, dẫn đến việc các cư dân vô cùng bức xúc.

Liên quan đến vụ việc, ngày 16/8/2013, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà Nước đã ra Công văn số 3253/TDTW gửi Bộ Xây Dựng, với nội dung tiếp nhận đơn thư của ông Phạm Đình Đạt, trú tại số 1A, Phố Huế, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cùng 16 hộ dân đại diện cho 161 hộ dân là khách hàng mua căn hộ chung cư tại Khu đô thị Times City 458 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, tố cáo Cty Cổ phần phát triển Đô thị Nam Hà Nội (là chủ đầu tư) có nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong việc kí kết, thực hiện triển khai Dự án Khu đô thị Times City. Cụ thể những sai phạm như:

Khi bán nhà cho các hộ dân Chủ đầu tư đã tính cả phần diện tích các cột hộp kỹ thuật vào diện tích sử dựng chung của mỗi căn hộ. Mỗi căn hộ phải chịu trung bình 4m2 cột hộp kỹ thuật, như vậy mỗi hộ gia đình phải chi thêm từ 120 đến 150 triệu đồng cho diện tích trên và phần diện tích này không sử dụng được. Thêm vào đó số diện tích này các hộ gia đình phải chịu mức phí dịch vụ hàng tháng, gây bất bình đối với các hộ dân.

Chủ đầu tư tự ý thay đổi thiết kế, việc thay đổi không hợp lý (thay đổi thiết kế không đảm bảo lưu thông không khí trong các phòng của căn hộ), gây ảnh hưởng không tốt đến công năng sử dụng và ảnh hưởng đến sức khỏe của các hộ gia đình khi sống tại các căn hộ trên. Tự ý thay đổi nội thất, vật liệu xây dựng nhằm trục lợi như: lắp đặt trang thiết bị kém chất lượng, không đúng như hợp đồng; Tự ý thay đổi hệ thống điều hòa không khí, lan can, khóa và hệ thống chuông chất lượng kém.

Hiện nay đã có một số hộ dân đến ở, nhưng Ban quản lý tòa nhà thông báo và yêu cầu các hộ dân phải có hộ khẩu tại tòa nhà chung cư thì được áp dụng mức giá dịch vụ, và giá nước sinh hoạt thấp hơn. So với những hộ chưa có hộ khẩu tại căn hộ thì áp mức giá cao hơn gấp nhiều lần, việc tính thêm tiền bơm nước lên tầng với giá cao không tính vào giá dịch vụ là bất hợp lý, gây bức xúc cho các hộ dân.

Trong Công văn số 3253/TDTW có nêu rõ, qua nghiên cứu hồ sơ và tiếp đại diện của các hộ dân, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước nhận định: Đây là nội dung khiếu nại đông người, các hộ dân có thái độ bức xúc, nhiều nội dung liên quan đến các quy định trong xây dựng, tiềm ẩn khiếu kiện phức tạp, kéo dài. Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã chuyển nội dung đơn thư của ông Phạm Đình Đạt và các công dân đến Bộ Xây Dựng để chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xem xét, có biện pháp giải quyết phù hợp, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các hộ dân. Không để phát sinh khiếu kiện phức tạp kéo dài, trả lời các công dân theo luật định. Thông báo kết quả giải quyết về Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước được biết.


Trích thông tin từ báo Gia Đình Việt Nam
Link: http://giadinhvn.vn/vn/Tintuc/PhapLuat/9286-Ha-Noi-Khach-hang-%E2%80%9Cto%E2%80%9D-chung-cu-Times-City-thay-doi-thiet-ke-.aspx