VinGroup đang bán chung cư cao cấp hay sản phẩm độc hại?

(Times City Community): Mặc dù mời được đưa vào sử dụng nhưng chung cư Times City của Công ty CP Nam Hà Nội (một công ty thành viên thuộc tập đoàn VinGroup) đã bộc lộ quá nhiều các khiếm khuyết nghiêm trọng khiến cho cư dân rất bất bình, như: Sàn gỗ mới sử dụng đã bị nấm mốc, các cửa sổ, cửa lô gia bị mưa hắt ướt hết sàn, chất lượng nước quá tệ, nước bị rò từ ổ cắm điện,…

Trao đổi với chúng tôi, chị H.P, một cư dân của tòa T2, thuộc dự án Times City vẫn còn chưa hết choáng váng, chị P cho biết, sau khi lật thử một thanh sàn gỗ thì chị phát hiện bị nấm mốc, chị bèn lật thử tất cả thì thấy hầu như bị nấm mốc toàn bộ sàn, ngay sau đó vợ chồng chị đã quyết định thay toàn bộ sàn và còn cảm thấy may mắn vì đã phát hiện kịp thời. Chị P cũng chia sẻ thêm: Chị đã lập biên bản với Ban quản lý khu đô thị và sắp tới chị sẽ kiện chủ đầu tư ra tòa vì đã cung cấp sản phẩm độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Ảnh chúng tôi ghi được tại nhà chị H.P

Image

Image

Image

Sàn gỗ của một số căn hộ khác cũng bị mốc:

Image

Image

 

1173837_590880847638421_690349454_n 1239972_590880867638419_1476509707_n

Khác với chi P, thì anh P.H, một cư dân tại tòa T5 đã tá hỏa khi phát hiện lõi lọc của thiết bị lọc nước nhà anh bị đen sì mặc dù anh mới sử dụng chưa được một tháng, điều này cũng có nghĩa rằng, các cư dân không sử dụng các thiết bị lọc nước đang dùng một nguồn nước rất không đảm bảo chất lượng. Hiện nay nguồn nước này đang được chúng tôi đưa đi xét nghiệm các thành phần và sẽ công bố trong thời gian tới.

Image

Image

Một số cư dân khác mà chúng tôi tiếp xúc còn cho biết thêm ngoài các vấn đề nêu trên thì họ còn phát hiện ra một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, sức khỏe của người dùng như ổ cắm điện bị rò nước mà không rõ nguyên nhân, hoặc sàn gỗ sau một đêm mưa to bị nước hắt lênh láng khắp mặt sàn, với chất lượng gỗ như hiện tại Chủ đầu tư cung cấp, điều gì đảm bảo sàn sẽ không bị nấm sau khi bị nước ngâm như vậy?

Image

Image

Image

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn VinGroup từng phát biểu rằng, ông sẽ là người đầu tư bán được hàng khi thị trường Bất động sản hồi phục. Tuy nhiên thực tế có bao nhiêu người sẽ tin lời ông nếu họ nhìn thấy tận mắt những sản phẩm mà ông đã cung cấp cho các khách hàng của mình, những người đã tin vào uy tín của VinGroup để mua hàng, những người đã góp phần giúp ông trở thành tỉ phú đô la đầu tiên của Việt Nam?

Và với những dẫn chứng ở trên, chúng ta sẽ dễ dàng có câu trả lời, chung cư mà VinGroup cung cấp là chung cư cao cấp hay chỉ là một sản phẩm độc hại, kết quả của lối làm ăn tùy tiện, lừa dối, bất chấp mọi thủ đoạn với mục đích cuối cùng là lợi nhuận.

Tagged: , , ,

7 thoughts on “VinGroup đang bán chung cư cao cấp hay sản phẩm độc hại?

  1. lstuan September 11, 2013 at 5:52 pm Reply

    Điều 26. Giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

    1. Khi nhận được yêu cầu của người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu các bên giải trình, cung cấp thông tin, bằng chứng hoặc tự mình xác minh, thu thập thông tin, bằng chứng để xử lý theo quy định của pháp luật.

    2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trường hợp xác định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, văn bản trả lời phải có các nội dung sau đây:

    a) Nội dung vi phạm;

    b) Biện pháp khắc phục hậu quả;

    c) Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;

    d) Biện pháp xử lý vi phạm hành chính, nếu có.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 2 điều này bao gồm:

    a) Buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thu hồi, tiêu hủy hàng hóa hoặc ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

    b) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân vi phạm;

    c) Buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ loại bỏ điều khoản vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ra khỏi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

    4. Ngoài các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tái phạm còn bị đưa vào Danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

  2. lstuan September 11, 2013 at 5:47 pm Reply

    Điều 10. Các hành vi bị cấm

    1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:
    a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;
    8. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.
    ( Trích Luật bảo Vệ Người Tiêu dùng)

  3. lstuan September 11, 2013 at 5:41 pm Reply

    Điều 8. Quyền của người tiêu dùng
    1…
    2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

    6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

    7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Điều 9. Nghĩa vụ của người tiêu dùng

    1. Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

    2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

    Vì vậy khi nhận nhà, bạn có quyền yêu cầu CĐT cấp thông tin đầy đủ về hàng hoá nêu ở điều 1, và có nghĩa vụ phải thông báo cho các CQ NN biết khi phát hiện thấy hàng hoá địch vụ không đảm bảo,… HÃY LÀ MỘT NGỪOI TIÊU DÙNG CHÂN CHÍNH

  4. lstuan September 11, 2013 at 5:23 pm Reply

    Điều 51. Việc ngừng thanh toán tiền mua hàng
    Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau:
    1. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;
    2. Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
    3. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó;
    ( trích Luật Thương Mại)

  5. lstuan September 11, 2013 at 5:18 pm Reply

    Điều 14. Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
    1. Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.
    2. Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh.
    ( Trích từ Luật Thương Mại)

  6. lstuan September 11, 2013 at 5:09 pm Reply

    Chúng tìm mọi thủ đoạn để móc túi khách hàng, “dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế”, cậy có tiền coi thường pháp luật, đương ra cái bẫy là hợp đồng viết sẵn lừa gạt bao nhiêu người dân ngây thơ, thiếu hiểu biết về pháp luật, không biết gì về luật kinh tế, cả đời chả biết hợp đồng là cái gì.
    Lừa từ cái bản lề inox, thay bằng bản lề sắt, từ cái ổ cắm điện cho đến cái xi phông nước, từ viên gạch cho đến tấm gỗ, từ cái ống điều hoà dùng nhôm cho đến cái bếp điện rởm, trong khi đút túi cả vài tỷ đồng rồi bây giờ bắt chẹt khách hàng phải nhận căn hộ trong tình trạng thảm thương!
    Than ôi, có ai thấu chăng cho nỗi khổ của bao nhiêu con người tiết kiệm từng đồng cho kẻ giàu sụ móc túi một cách dã man? Có ai đứng ra bảo vệ cho những người dân chất phác thật thà?
    Bây giờ chúng cứ chây ra: chúng tôi làm đúng hợp đồng rồi, lấy nhà đi chứ, không lấy thì kệ, có giỏi thì đi mà kiện đi! Kêu lên đâu ông bịt luôn đấy! kêu mãi cúng chán… đấy là cái thủ đoạn của kẻ nhiều tiền lắm của, lừa lọc và lũng đoạn tất cả.
    Hy vọng còn có công lý, còn có một “Bao Thanh Thiên” trong xã hội này chăng?

  7. Nguyễn Hữu Minh September 8, 2013 at 4:30 pm Reply

    Quá tệ. Chủ đầu tư phải nghiêm túc khắc phục để trả về đúng giá trị căn hộ mà người dân đã mua theo cam kết trong HĐMB

Leave a comment